Xử lý bề mặt tường trước khi sơn là một bước quan trọng không thể bỏ qua. Quá trình này giúp lớp sơn bám chắc hơn, đảm bảo màu sắc chuẩn và tính thẩm mỹ cao hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý mặt tường trước khi sơn một cách chi tiết nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Xử lý bề mặt tường trước khi sơn có lợi ích gì?
Trước khi đi sâu vào cách xử lý bề mặt tường trước khi sơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lợi ích mà việc này mang lại nhé!
Sơn bám chắc hơn
Đối với các công trình cũ, việc vệ sinh và loại bỏ lớp sơn cũ trước khi sơn lớp mới giúp lớp sơn bám chắc hơn và không gặp phải tình trạng phồng rộp.
Xử lý bề mặt tường trước khi sơn giúp sơn bám chắc hơn
Khi bạn vệ sinh tỉ mỉ trước khi sơn tường, độ bền của lớp sơn có thể kéo dài lên đến 5-7 năm. Ngược lại, nếu không vệ sinh kỹ, tuổi thọ sơn chỉ dao động từ 1-2 năm.
Tường bằng phẳng và không lồi lõm
Để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, trước khi sơn, gia chủ cần chà mịn bề mặt tường để tường nhà được bằng phẳng và đều nhau. Khi đó, khi sơn lớp sơn mới lên tường sẽ mịn màng và trơn nhẵn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Màu sắc chuẩn
Đối với các khu vực đã sơn trước đó và bạn muốn sơn lại hoặc thay đổi màu, việc vệ sinh tường là điều cần thiết. Vệ sinh tường giúp loại bỏ các vết ố vàng, nấm mốc trên tường, đặc biệt khi loại bỏ lớp sơn cũ và sơn màu mới lên thì màu sẽ lên chuẩn hơn.
Xử lý bề mặt tường trước khi sơn trong các trường hợp
Ngay sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết cách xử lý bề mặt tường trước khi sơn trong từng trường hợp khác nhau. Mọi người cần biết cách thực hiện để phù hợp với tình trạng tường nhà mình nhé.
Đối với tường sử dụng giấy dán tường
Giấy dán tường có thể giúp cho không gian sáng sủa, màu sắc bắt mắt và ấn tượng, nhưng vệ sinh và loại bỏ giấy dán tường có thể khá khó khăn. Nếu bạn không vệ sinh giấy dán tường một cách kỹ lưỡng, sơn lớp mới lên tường sẽ không bám được, tuổi thọ lớp sơn sẽ không quá 1 năm.
Xử lý bề mặt tường trước khi sơn khi sử dụng giấy dán tường
Các bước xử lý bề mặt tường trước khi sơn khi sử dụng giấy dán tường:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh, bao gồm dao cạo tường và giấy nhám chà tường hoặc bàn chà nhám.
Bước 2: Sử dụng dao cạo tường để loại bỏ lớp giấy dán.
Bước 3: Sau khi loại bỏ hết lớp giấy dán, sử dụng bàn chà nhám hoặc giấy nhám để chà tường và loại bỏ lớp sơn cũ.
Mẹo loại bỏ giấy dán tường nhanh chóng: Sử dụng nước ấm thấm ướt từng khu vực nhỏ có dán giấy rồi dùng dao cạo từ từ cạo hết giấy. Nước ấm sẽ làm keo giấy bong ra dễ dàng hơn. Khi sử dụng cách này, nhớ ngắt điện để tránh trường hợp điện bị chập.
Đối với tường đã quét vôi
Quét vôi lên bề mặt tường không còn phổ biến như trước vì vôi có tuổi thọ thấp, tính thẩm mỹ không cao. Nếu công trình của bạn đã quét vôi và bạn muốn sơn lại, bạn cần loại bỏ hoàn toàn lớp vôi đó. Nếu không, sơn mới lên sẽ không bám chặt và lớp sơn sẽ không được trơn nhẵn, mịn màng.
Xử lý bề mặt tường trước khi sơn đã quét vôi
Các bước xử lý bề mặt tường trước khi sơn đã quét vôi lên bề mặt:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, bao gồm chổi quét, dao cạo và giấy nhám.
Bước 2: Quét hết các bụi bẩn và mạng nhện trên tường.
Bước 3: Sử dụng dao cạo tường để loại bỏ hết lớp vôi.
Bước 4: Sử dụng giấy nhám để chà sát tường và làm cho bề mặt trơn nhẵn.
Lưu ý: Đối với tường xây lâu năm, bạn phải loại bỏ cả lớp vôi và vữa cũ, sau đó trát lại lớp mới trước khi sơn để sơn bám chắc hơn và tránh tình trạng tường bị ố màu, ẩm mốc.
Đối với trường hợp đã sử dụng sơn và đang xuống cấp
Tường sơn đã lâu thường khiến lớp sơn bị xuống cấp và xuất hiện các vấn đề như ố vàng, thay đổi màu sắc, hoặc có nấm mốc. Việc vệ sinh sạch lớp sơn cũ và các vấn đề này trước khi sơn là rất quan trọng.
Các bước vệ sinh tường sơn đang xuống cấp:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết.
Bước 2: Quét các bụi bẩn, mạng nhện và cạo sạch lớp sơn cũ, đặc biệt là các khu vực có nấm mốc.
Dùng giấy nhám xử lý bề mặt tường trước khi sơn
Bước 3: Sử dụng giấy nhám, bàn chải sắt để chà và loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ.
Mẹo: Chọn loại sơn phù hợp với khu vực và thời tiết. Nếu nhà bạn ở những nơi có độ ẩm cao và mưa thường xuyên, hãy lựa chọn sơn chống thấm, chống kiềm hoá, bền màu. Nếu nhà ở nơi mặt đường hoặc những khu vực dùng chung trong gia đình, ưu tiên chọn sơn có khả năng chống bám bụi.
Đối với trường hợp đã sử dụng sơn và còn mới
Nếu công trình của bạn là công trình mới và tường cũng mới sơn nhưng bạn muốn thay đổi màu sơn, việc xử lý bề mặt tường trước khi sơn là đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu màu sơn cũ của bạn là màu sơn đậm, cách xử lý có thể khác so với màu sơn nhạt.
Nếu màu sơn cũ đậm, màu sơn mới nhạt
Nếu màu sơn cũ của bạn là màu đậm, nhưng bạn muốn sơn màu nhạt lên tường, bạn cần thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết.
Bước 2: Sử dụng chổi quét để loại bỏ bụi bẩn và mạng nhện trên tường.
Xử lý bề mặt tường trước khi sơn để màu sơn đẹp hơn
Bước 3: Sơn lớp sơn lót trắng đè lên tường để làm màu sơn cũ nhạt đi và làm cho màu mới lên hiện rõ hơn.
Màu sơn cũ nhạt, màu sơn mới đậm
Nếu màu sơn cũ của bạn là màu nhạt và bạn muốn sơn màu đậm lên tường, bạn có thể thực hiện 2 bước đơn giản sau:
Bước 1: Sử dụng chổi để vệ sinh bụi bẩn và mạng nhện trên tường.
Bước 2: Bạn cũng có thể sơn lớp sơn lót trắng lên trước để đảm bảo màu sắc lên chuẩn và đều nhất.
Đối với tường mới chưa qua thi công
Những bức tường mới chưa qua thi công thường có bề mặt đẹp, bằng phẳng và màu sắc đều nhau hơn so với các bức tường cũ. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần sử dụng giấy nhám hoặc bàn chà để chà sát tường và làm cho bề mặt trơn nhẵn hơn. Điều này giúp lớp sơn lên tường đẹp hơn và đảm bảo tính bám màu.
Kết luận
Xử lý bề mặt tường trước khi sơn nhà là một bước quan trọng để đảm bảo sơn nhà đẹp và bền. Việc này giúp sơn bám chắc hơn, đảm bảo tường bằng phẳng và màu sắc chuẩn nhất. Vì vậy gia chủ cần hết sức lưu ý. Nếu còn thắc mắc điều gì hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0975. 922. 699 để được tư vấn chi tiết.